Địa chỉ quen thuộc giữa lòng Thủ đô

1404
April 26, 2018
Hoà cùng không khí cả nước hướng tới kỷ niệm ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3, 43 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2018) và ngày Quốc tế Lao động 01/5.
Sáng ngày 24/4/2018, hội đoàn thể Phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm và đơn vị kết nghĩa là Điện ảnh Quân đội đã tới dâng hương tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ và tham quan Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.
Là những người dân sống trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, nhưng hôm nay, nhiều thành viên trong đoàn mới có dịp tới tham quan Di tích lịch sử đặc biệt của Thủ đô Hà Nội - Nhà tù Hỏa Lò. 
Đến đây, các thành viên trong đoàn được tham dự lễ dâng hương trang trọng tại một nơi linh thiêng giữa lòng Hà Nội, được tìm hiểu về cuộc sống gian khổ của các chiến sỹ yêu nước, cách mạng Việt Nam dưới chế độ nhà tù của thực dân Pháp, thông qua các tài liệu, hiện vật trưng bày. Đoàn còn cảm nhận được sự thân thiện, mến khách của đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò.
Một số hình ảnh của đoàn tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò
 
Đoàn dâng hương tri ân các anh hùng liệt sỹ
 
 
Ấn tượng khi tham quan trưng bày chuyên đề “Chân trần chí thép”
 
Cũng trong chiều ngày 24/4, Di tích lịch sử Nhà tù Hoả Lò cũng đón 130  học sinh và giáo viên trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, quận Ba Đình đến thăm quan, học tập. Mỗi câu chuyện hiện vật hay những đoạn hồi ký được chính những cựu tù chính trị ghi lại là những bài học về lòng yêu nước, tinh thần quả cảm, vượt lên mọi khó khăn, gian khổ để chiến thắng kẻ thù…sẽ được khắc ghi trong tâm trí mỗi em học sinh. Đến đây, các em có cơ hội được tham gia một buổi học ngoại khóa, bổ sung thêm cho bản thân những hiểu biết ngoài những kiến thức được học ở nhà trường. 
 
Cô và trò trường THCS Nguyễn Trãi chụp ảnh lưu niệm 
 
  Nhờ có chuyến tham quan hôm nay mà các  em học sinh biết được nguồn gốc tên gọi “Hỏa Lò” của nhà tù này; hay tại sao mà phi công Mỹ lại gọi nơi đây bằng cái tên của một khách sạn xa xỉ như thế “Hà Nội Hilton”. 
 
 
Các em học sinh rất thích thú trước những hiện vật 
tại trưng bày chuyên đề “Chân trần chí thép”
 
Mỗi câu chuyện thuyết minh viên kể lại đưa đến cho các em học sinh từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, xen lẫn là sự khâm phục, tự hào. Ngạc nhiên bởi lẽ các em không thể tin được những gì đã xảy ra đối với những người tù chính trị Hỏa Lò xưa kia: điều kiện sinh hoạt thiếu thốn cùng với chế độ giam cầm hà khắc, cái sống và cái chết cận kề khâm phục những người con ưu tú của dân tộc vẫn giữ vững niềm tin vào Cách mạng Việt Nam.
 
Các em thấy khâm phục và tự hào trước tinh thần bất khuất của thế hệ cha ông 
 
Hiện nay, giáo dục truyền thống cách mạng luôn được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Hy vọng rằng, Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò sẽ là chiếc cầu nối lịch sử, giúp khách tham quan trong nước và quốc tế hiểu hơn nữa về truyền thống đấu tranh cách mạng, về cống hiến của các chiến sĩ yêu nước cho Tổ quốc Việt Nam.
Nguyễn Đức Trung, Ngô Thị Hồng Nhung
Phòng Giáo dục – Truyền thông
Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thăm Di tích Nhà tù Hỏa Lò

Chiều 28/7/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam trong 2 ngày theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang. Chiều cùng ngày,...

Tiếp nối ngọn lửa truyền thống cha ông

Nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020), Ban Giám hiệu trường tiểu học Điện Biên và trường tiểu học Bình Minh đã tổ chức chương trình tham quan,...