Chiếc bình hoa và hành trình đến nước Mỹ (phần 2)

1210
September 12, 2018
Hai ngày sau, chiếc máy bay cách chỗ bắt giữ phi công Walter Eugence Wilber vài trăm mét đã cháy hết. Cậu bé Văn (nay là ông Bùi Bác Văn) tò mò chạy ra xem, thực tế là ra để nhặt thứ gì đó có thể tận dụng được, vì vậy một bộ phận máy bay còn nguyên, như là một duyên đã định nó đã theo ông suốt gần nửa thế kỷ. Bộ phận ấy được ông sử dụng làm chậu trồng hoa. 
Gần 50 năm, sau cái ngày gặp mặt ngoài ý muốn, hình ảnh cậu bé cầm chiếc đòn gánh đi sau vẫn cứ ám ảnh trong tâm trí viên phi công Mỹ. Trung tá hải quân Walter Eugene Wilber ước nguyện được gặp lại người đã cứu mình năm xưa. Thực hiện mong muốn của cha, ngay sau khi tìm gặp được người đã cứu cha mình, Thomas Eugene Wilber đã gọi video về Mỹ cho cha. Cựu phi công Walter Eugene Wilber của Không quân Hoa Kỳ năm xưa nay già yếu lại mắc căn bệnh ung thư não nhưng trí nhớ thì vẫn minh mẫn. 
Người phiên dịch dịch lại cho ông Bùi Bác Văn nghe lời nhắn: “Tôi đã chờ đợi phút giây này 47 năm qua (năm 2015). Người mà tôi nhớ nhất là ông - cậu thiếu niên nhỏ bé dùng chiếc đòn đánh vào tay cầm bộ đàm của tôi và là người cùng với chiếc đòn đi sau áp tải tôi”.
 
Từ trái sang: Phi công Robert Schweitzer, Edison W. Miller, 
Walter Eugene Wilber tham gia cuộc phỏng vấn của nhà báo quốc tế, năm 1970
 
Ông Bùi Bác Văn đã tặng lại chiếc bình cắm hoa đó cho ông Wilber. Con trai viên phi công nói: “Ngày 18/5/2015, tôi mang chiếc bình hoa về nhà. Bố tôi đã rất vui khi nhìn thấy vật gắn bó với chiếc máy bay bị bắn rơi mà ông ấy đã điều khiển ngày 16/6/1968. Nó không còn gợi nhớ tới một loại vũ khí của chiến tranh nữa mà thay vào đó là một vật được sử dụng trong thời hòa bình - một chiếc bình hoa. Chúng tôi đã để chiếc bình hoa đặc biệt gần quan tài bố trong suốt lễ tang, rồi dùng nó để cắm hoa cạnh mộ ông trước khi mang nó về nhà”. Hiện chiếc bình hoa đặc biệt này vẫn đang được gia đình Thomas Wilber sử dụng hàng ngày trong chính căn nhà của họ.
 
 
Bình hoa được sử dụng trong lễ an táng 
Đại tá hải quân Walter Eugence Wilber, tháng 7/2015
 
Đại tá hải quân Walter Eugence Wilber ra đi thanh thản và bình yên khi những mong ước suốt cả cuộc đời là tìm lại cậu thiếu niên bắt giữ mình trong ngày 16/6/1968 đã được thực hiện. Sự ra đi của một người lính bên kia chiến tuyến chỉ giáp mặt 1 lần trong đời và 3 lần qua video điện thoại để lại trong lòng ông Văn nhiều hụt hẫng. Câu chuyện này, ông Văn bảo như thế là đã kết thúc có hậu. Cái kết khép lại những hận thù, đau thương. Cái kết chứng tỏ sự thấu hiểu, cảm thông và tha thứ cho nhau giữa hai con người, hai quốc gia, hai dân tộc…
 
 
Bức ảnh hai gia đình được ông Văn lồng chung 1 khung ảnh. Ông bảo, câu chuyện 48 năm trước khép lại quá khứ hận thù, đau thương, thay vào đó là sự thấu hiểu và tha thứ...
 
Bài và ảnh: Hoàng Thúy Hạnh - Phòng Giáo dục Truyền thông
Tổng hợp và biên soạn
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thăm Di tích Nhà tù Hỏa Lò

Chiều 28/7/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam trong 2 ngày theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang. Chiều cùng ngày,...

Tiếp nối ngọn lửa truyền thống cha ông

Nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020), Ban Giám hiệu trường tiểu học Điện Biên và trường tiểu học Bình Minh đã tổ chức chương trình tham quan,...