Đi tìm nơi xét xử cụ Phan (Phần 1)

3833
January 17, 2019
 
 
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, dựng nước và giữ nước. Mỗi khi phải đương đầu với kẻ thù, thì kì diệu thay, những anh hùng dân tộc lại xuất hiện, soi đường chỉ lối cho nhân dân đứng lên chống giặc. Từ Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay Trần Quốc Tuấn quét sạch quân Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi. Cho tới khi thực dân Pháp xâm lược thì người anh hùng Phan Bội Châu lại thắp lên ngọn lửa yêu nước hào hùng ấy.
Bước vào những năm giữa của thập kỷ 20, phong trào đấu tranh chính trị ở Hà Nội đã nổ ra với tính chất một cao trào yêu nước và dân chủ công khai rộng rãi, bao gồm mọi tầng lớp nhân dân, trong đó nòng cốt là các thanh niên trí thức. Mở đầu là cuộc đấu tranh đòi thực dân Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (11-1925).
Tháng 6-1925, trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu để cùng các nhà cách mạng Việt Nam dựng bia cho liệt sĩ Phạm Hồng Thái nhân giỗ đầu, Phan Bội Châu bị mật thám Pháp bắt tại ga Bắc Trạm, Thượng Hải. Chúng liền đưa ông về giam tại Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội với một tên giả là Trần Văn Đức nhằm bí mật thủ tiêu tránh sự phản đối của người dân Việt Nam. Nhưng âm mưu của chúng không qua được con mắt cảnh giác của người dân Hà Nội. 
 
 
Cụ Phan Bội Châu (1867-1940)
 
Bài viết “Vụ án Phan Bội Châu - điểm đột phá phong trào đòi tự do dân chủ thời Pháp thuộc” trên báo Quân đội nhân dân ngày 20/12/2000 của cố PGS.TS.NGƯT. Phạm Xanh, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cận hiện đại, Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, có đoạn như sau: “…Ở Việt Nam, tờ báo đầu tiên loan tin cụ Phan bị mật thám bắt là tờ báo hằng ngày Le Courrer d’Hai Phong. Vậy là ý định ban đầu không thực hiện được nên chính quyền thuộc địa Đông Dương quyết định đưa cụ Phan ra xét xử tại Tòa Đại hình Hà Nội. Cả phố Hàng Tre, nơi mở phiên tòa xét xử cụ, chật cứng người. Một hiện tượng không mấy khi có trên đất Hà thành vốn bình lặng và yên ả. Chắc cụ Phan khi bị đưa từ Nhà tù Hỏa Lò tới đây đã cảm nhận được chỗ dựa tinh thần to lớn của đám đông dân chúng ngưỡng mộ cho cuộc chiến đấu mất còn của cụ trước pháp đình của kẻ thù tàn bạo…”
 
 
Phố Hàng Tre ngày nay
 
Như vậy là Tòa Đại hình Hà Nội thời đó không phải là Tòa án Tối cao trên phố Lý Thường Kiệt hiện nay mà là Tòa án Hàng Tre. Vậy Tòa án Hàng Tre có từ bao giờ và được thực dân Pháp sử dụng như thế nào?
 
Bài và ảnh: Nguyễn Đức Trung
Phòng Giáo dục - Truyền thông
 
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thăm Di tích Nhà tù Hỏa Lò

Chiều 28/7/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam trong 2 ngày theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang. Chiều cùng ngày,...

Tiếp nối ngọn lửa truyền thống cha ông

Nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020), Ban Giám hiệu trường tiểu học Điện Biên và trường tiểu học Bình Minh đã tổ chức chương trình tham quan,...