Chiến tranh Việt Nam và tấm lòng của người dân Nhật Bản

4912
August 02, 2019
Ngay khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nhật Bản là một trong những nước tư bản đầu tiên có phong trào phản đối chiến tranh, ủng hộ nhân dân Việt Nam sớm và mạnh mẽ. Nhiều người dân Nhật Bản yêu hòa bình và công lý đã tham gia phong trào phản đối chiến tranh bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải chăng, chỉ những ai đã từng trải qua đau thương, mất mát của chiến tranh mới hiểu rõ hơn hết cái giá của hòa bình? Tình cảm tha thiết với hòa bình của người dân Nhật Bản đã được thể hiện trong nội dung trưng bày "Nhật ký hòa bình".
Năm 1964, khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Việt Nam, phong trào đấu tranh chống Mỹ, ủng hộ Việt Nam tại Nhật càng trở nên mạnh mẽ hơn. Tiêu biểu trong phong trào phản chiến tại Nhật Bản, đó là sự ra đời của Ủy ban Hòa bình cho Việt Nam (Beheiren) vào tháng 4 năm 1965. Ủy ban được thành lập có hơn 350 nhóm hoạt động dưới nhiều hình thức trên khắp nước Nhật như: đeo khẩu hiệu phản đối chiến tranh khi đi làm, tổ chức diễu hành, thiết kế sách, áp phích, tranh cổ động, thành lập những nhóm binh sĩ Mỹ "ngầm" phản đối chiến tranh trong các căn cứ quân sự của Mỹ đóng ở Nhật. 
 
Nhà văn Oda Makoto tham gia sáng lập Ủy ban Hòa bình cho Việt Nam kêu gọi các thủy thủ tàu Enterprise (Mỹ) vừa trở về từ Việt Nam hãy đào ngũ tại cảng Sasebo, tỉnh Nagasaki, ngày 21/01/1968
 
Lính Mỹ hưởng ứng lời kêu gọi "Quân đội Mỹ hãy quay về nước" tại Bệnh viện quân đội doanh trại Drake 
(bệnh viện bị đóng cửa vào cuối năm 1970)
 
Trong 8 năm (1965 - 1973) khi đi làm, nhà báo Kaneko Tokuyoshi luôn đeo chiếc zekken
(tấm vải ghi số hiệu của vận động viên thể thao) in dòng chữ "Mỹ rút khỏi Việt Nam" và quyên góp được
1.4 triệu yên (tương đương 14.000 USD) ủng hộ nhân dân Việt Nam
 
Những người đã từng tham gia các hoạt động vì hòa bình cho Việt Nam tại Nhật Bản đều xuất phát từ tình cảm và sự ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa dành cho nhân dân Việt Nam. Những hành động đó là thiện nguyện và đáng trân trọng. Bởi họ mong muốn thấy một đất nước tươi đẹp, ở đó không còn khói đạn của chiến tranh, nhân dân được sống trong hòa bình. 
Đồng chí Trần Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội (1954 - 1977), vào năm 1973 từng phát biểu: "Chúng tôi muốn nói với các bạn Nhật Bản rằng: Trong suốt thời gian vừa qua, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ về tinh thần rất quý báu của nhân dân Nhật Bản. Thứ nhất, các bạn đã đem hết sức mình chặn bàn tay của đế quốc Mỹ ngay trên đất Nhật Bản, từ các căn cứ quân sự mà đế quốc Mỹ dùng để xuất phát sang ném bom xâm lược Việt Nam. Thứ hai, về sự ủng hộ vật chất rất to lớn từ các đoàn thể Nhật Bản: Hội Nhật - Việt hữu nghị, Ủy ban Hòa bình cho Việt Nam của Nhật Bản và toàn thể nhân dân Nhật Bản đã ủng hộ chúng tôi với tất cả tình quốc tế cao cả. Xin cảm ơn."
Đến hôm nay, thông điệp về hòa bình và câu chuyện về tình đoàn kết Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam với các nước trên thế giới vẫn tiếp tục được lan tỏa thông qua trưng bày "Nhật ký hòa bình" đang diễn ra, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Khát khao chân chính - khát vọng hoà bình luôn là lý tưởng cao đẹp mà nhân loại muốn hướng tới.
 
 
 
Du khách tìm hiểu về phong trào ủng hộ nhân dân Việt Nam của Nhật Bản tại trưng bày "Nhật ký hòa bình"
 
Bài: Mai Thị Huyền, phòng Giáo dục - Truyền thông 
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thăm Di tích Nhà tù Hỏa Lò

Chiều 28/7/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam trong 2 ngày theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang. Chiều cùng ngày,...

Tiếp nối ngọn lửa truyền thống cha ông

Nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020), Ban Giám hiệu trường tiểu học Điện Biên và trường tiểu học Bình Minh đã tổ chức chương trình tham quan,...