Hy sinh trước buổi Bình minh Cách mạng (Phần 2)

2756
August 03, 2017
Phần 2: Hy sinh khi thắng lợi của cách mạng đang tới gần
Cuộc chiến giữa những người tù tay không với một bên là những viên cai ngục với đầy đủ vũ khí đã diễn ra cam go, quyết liệt. Với tài võ nghệ, Phạm Quang Thẩm đã giết chết một tên lính Pháp. Bọn cai ngục say máu, hung hãn xả súng như điên vào những người tù khiến ông và một số bạn tù anh dũng hy sinh. 
Từ khi Phạm Quang Thẩm đến Trung Trữ, ông chọn một số quần chúng tiến bộ, giác ngộ và kết nạp họ vào tổ chức để tuyên truyền cách mạng, vạch trần tội ác của thực dân, phong kiến, thôi thúc tinh thần đấu tranh của nhân dân. Song, do một quần chúng là Vũ Ngọc Ánh bị bắt, không chịu nổi đòn tra tấn nên đã khai ra người đứng đầu là Phạm Quang Thẩm. Ngày 6/5/1931, Tri huyện Gia Khánh về trường Tiểu học Trung Trữ bắt thầy giáo Phạm Quang Thẩm. Bị đưa ra xét xử, dù không tìm ra được chứng cứ nhưng chúng dùng mọi thủ đoạn để bắt giam và xử ông 5 năm tù, 20 năm quản thúc, giam tại Nhà tù Hỏa Lò và sau đó bị đày lên Sơn La.
 
 
Nhà tù Sơn La - Nơi thực dân Pháp từng giam giữ Phạm Quang Thẩm
 
Năm 1936, Phạm Quang Thẩm hết án được tha nhưng vẫn bị quản thúc. Ông trở lại quê nhà mở lớp dạy học, dạy võ, lập hội đấu roi và hội sư tử để tập hợp thanh niên, học sinh và giác ngộ họ. Thông qua những hoạt động hợp pháp này, Phạm Quang Thẩm đã tuyên truyền, vận động và tổ chức rải truyền đơn vạch rõ tội ác của bọn thực dân, phong kiến, cổ vũ nhân dân đấu tranh đòi giảm tô thuế, chống bắt lính, phản đối chính sách phá lúa trồng đay...
 
 
Điếm xóm Đông (Trung Trữ) địa điểm tập trung quần chúng 
đi đấu tranh chống thuế, ngày 29/6/1931
 
Vì yêu cầu của cách mạng, tháng 9/1939, đồng chí Trường Chinh gửi thư và quyết định cử đồng chí Phạm Quang Thẩm nhận công tác mới ở Xứ ủy Bắc Kỳ. Cầm quyết định trong tay, chưa kịp đi thì ông bị bọn mật thám Pháp bắt, giam ở nhiều nhà tù khác nhau như: Bá Vân, Bắc Mễ, Phấn Mễ, Chợ Chu, Sơn La cùng với các đồng chí Vương Thừa Vũ, Trần Huy Liệu... Cuối cùng, ông bị chúng chuyển tới Nhà tù Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.
 
 
Căng đồn Nghĩa Lộ - nơi đồng chí Phạm Quang Thẩm bị giam giữ và hy sinh, năm 1945
 
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, bị thua nên thực dân Pháp rất cay cú, thẳng tay đàn áp dã man người tù. Ngày 14/3/1945, bọn chúa ngục căng Nghĩa Lộ định đem những người tù chính trị đi thủ tiêu. Biết được ý đồ thâm hiểm này, anh em tù đã chủ động trước. Cuộc chiến giữa những người tù tay không với một bên là những viên cai ngục với đầy đủ vũ khí đã diễn ra cam go, quyết liệt. Với tài võ nghệ, Phạm Quang Thẩm đã giết chết một tên lính Pháp. Bọn cai ngục say máu, hung hãn xả súng như điên vào những người tù khiến ông và một số bạn tù anh dũng hy sinh. 
Phạm Quang Thẩm hy sinh ở tuổi 40, khi mà cuộc Cách mạng của nhân dân ta chỉ còn ít ngày nữa là đi đến thắng lợi hoàn toàn. Tên ông giờ đây đã được đặt cho con đường đẹp nhất ở Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Huyện Vũ Thư quê hương ông cũng tự hào có một ngôi trường THPT được mang tên người anh hùng Phạm Quang Thẩm, xã Hồng Phong quê hương ông cũng được đổi tên là xã Quang Thẩm.
Nguyễn Thị Khánh Hồng - Tổng hợp và biên soạn
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Người nhạc sỹ và bức ảnh năm xưa

Trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” đã được khai mạc vào ngày mùng 5/10/2018 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trong nhiều bức ảnh lịch sử của ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), khách tham quan rất...

Trường học chốn lao tù - Nơi tôi luyện ý chí người cộng sản quê hương Thanh Trì

Được mệnh danh là “Địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội” - Nhà lao Hỏa Lò, nơi cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã cùng các đồng đội của mình trải qua những tháng ngày tù ngục gian khổ. Nhưng cũng chính từ...

Cố Tổng bí thư Đỗ Mười với “Trường học cách mạng” Hỏa Lò

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp, trải qua những ngày tháng tột cùng khổ cực nơi “địa ngục trần gian Hỏa Lò”; những khó khăn, gian khổ trường kỳ chiến đấu giành độc lập cho dân tộc hay khi đảm nhận...