Nhà báo tài ba nơi “địa ngục trần gian”

1459
June 20, 2016
Vào những năm 1930-1931, hàng trăm chiến sĩ cách mạng yêu nước đã bị bắt giam tại Nhà tù Hỏa Lò, một trong những nhà tù lớn nhất ở Đông Dương lúc bấy giờ và được ví như “địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội”. 
Ở nơi hà khắc như vậy, nhưng với lòng yêu nước sâu sắc và khát vọng hòa bình, các chiến sĩ kiên trung của ta vẫn cho ra rất nhiều bài báo nhằm kêu gọi tù nhân đấu tranh đồng thời tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác- Lênin. Đây là một hành động hết sức nguy hiểm không của riêng ai trong thời điểm đó.
Các chiến sĩ yêu nước cách mạng viết bài trong điều kiện sinh hoạt thiếu thốn; giấy bút chẳng có, mực thì không. Ngoài ra họ còn phải "tác nghiệp" trong điều kiện thiếu ánh sáng, bí mật để che mắt kẻ địch. Nhưng với tình yêu quê hương đất nước, mong muốn có được sự tự do, giải phóng dân tộc được thành công mà tất cả những đồ dùng sẵn có trong tù đã được các chiến sĩ tận dụng tạo thành các vật dụng cần thiết cho công việc “viết lách” của mình. Giấy được lấy từ vỏ bao thuốc lá, thân bút viết được chế tác từ cành bàng, ngòi bút được làm bằng nụ hoa ăng-ti-gôn, còn mực viết là thuốc xanh được lấy ở trạm y tế nhà tù. Tất cả đều đặc biệt như những người chiến sĩ cộng sản, họ đã sống và chiến đấu dù trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào. 
 
 
                                                                                           Thân bút
 
 
                                                                                      Một số ngòi bút
 
 
 
Cuối năm 1931, Chi bộ Đảng ở nhà tù Hỏa Lò đã được thành lập do đồng chí Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt) làm Bí thư và tờ báo đầu tiên đã được ra đời với tên “Lao tù đỏ” (sau đổi thành "Lao tù tạp chí") xuất bản 1 tuần/lần. Nội dung của tờ báo chủ yếu đăng những bài vận động tù nhân tham gia hội lao tù hay nêu lên các cuộc đấu tranh phản đối việc ngược đãi tù nhân; kêu gọi tù nhân đoàn kết, đứng dậy đấu tranh đòi thực dân Pháp cải thiện đời sống; vận động, tuyên truyền lính người Việt, lính người Pháp, một số cai về phe cộng sản. 
Cùng với tờ báo “Lao tù đỏ”, tổ chức Lao tù Hội cũng cho ra đời tờ báo “Đời tù”, ra mỗi tháng 2 kỳ. Tờ báo ra đời với mục đích tuyên truyền, liên lạc giữa các tù nhân đồng thời hướng dẫn, giáo dục phương pháp công tác, các hình thức đấu tranh cho tù nhân. Đồng thời, những bài viết trên tờ báo cũng nhằm trao đổi ý kiến, kinh nghiệm chống bọn phản động. 
Những tờ báo “đặc biệt” nên cũng được phát hành theo cách “riêng” của nó. Xuất hành nội bộ đã khó nhưng để đưa được ra ngoài càng khó hơn và nguy hiểm gấp bội. Những tờ báo đó được cất giữ trong những viên gạch trong nhà tù hay bọc vào hộp sữa thả xuống thùng phân và được đưa ra ngoài trong giờ giải lao của các tù binh. Sự khó khăn càng thể hiện sâu sắc ý chí sắt đá của những người chiến sĩ cách mạng.
Chính vì vậy, những tờ báo “đặc biệt” này đến được tay người đọc thì đó là một sức mạnh vô cùng to lớn, giúp họ vững tin hơn vào lý tưởng đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Có thể nói, đây là lý tưởng, ý chí bất diệt của người chiến sỹ yêu nước, cách mạng đã vượt qua sự hà khắc đến với thắng lợi vinh quang của con đường giải phóng dân tộc.
                                                                                                          
                                                                                                                  Tình nguyện viên - Vũ Thúy Hà 
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Người nhạc sỹ và bức ảnh năm xưa

Trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” đã được khai mạc vào ngày mùng 5/10/2018 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trong nhiều bức ảnh lịch sử của ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), khách tham quan rất...

Trường học chốn lao tù - Nơi tôi luyện ý chí người cộng sản quê hương Thanh Trì

Được mệnh danh là “Địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội” - Nhà lao Hỏa Lò, nơi cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã cùng các đồng đội của mình trải qua những tháng ngày tù ngục gian khổ. Nhưng cũng chính từ...

Cố Tổng bí thư Đỗ Mười với “Trường học cách mạng” Hỏa Lò

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp, trải qua những ngày tháng tột cùng khổ cực nơi “địa ngục trần gian Hỏa Lò”; những khó khăn, gian khổ trường kỳ chiến đấu giành độc lập cho dân tộc hay khi đảm nhận...