Người được mang tên là “Cụ Hồ em” (phần 2)

2472
September 16, 2017
Cuối năm 1931, đồng chí Hồ Tùng Mậu bị Sở Mật thám Đông Dương giao cho Tòa án Nam triều Nghệ An xét xử. 
Ngày 06/12/1931, tại phiên tòa ở Vinh, tỉnh Nghệ An đồng chí Hồ Tùng Mậu bị kết án tử hình; nhưng do đồng chí kháng cáo nên được sửa lại thành án khổ sai chung thân và giam tại Nhà lao Vinh; đồng chí tiếp tục làm đơn chống án và vạch mặt bọn quan lại Nam triều làm tay sai cho thực dân Pháp.
Tại Nhà lao Vinh, đồng chí Hồ Tùng Mậu cùng các Đảng viên Cộng sản kiên trung lập ra Chi bộ nhà tù, lãnh đạo anh em tù chính trị đấu tranh chống bọn cai ngục và động viên anh em giữ vững tinh thần cách mạng.
 
 
Nhà lao Vinh (Nằm trong khu vực Thành cổ Vinh, tỉnh Nghệ An) 
nơi thực dân Pháp giam giữ đồng chí Hồ Tùng Mậu
 
Với tinh thần lạc quan cách mạng, đồng chí Hồ Tùng Mậu đã có sáng kiến lập ra tờ “Nhật báo”, nhưng đây là một tờ báo đặc biệt chẳng giống tờ báo nào và chưa thấy có ở đâu trên thế giới, đó là một tờ báo “ba không”: không viết, không in, không có tên, vì đây là báo nói, truyền miệng. Báo do đồng chí Hồ Tùng Mậu làm chủ bút, phục vụ kịp thời cho độc giả, chính là anh em tù nhân bị giam giữ trong bốn bức tường.
Nội dung tờ “Báo miệng” phong phú, đủ các chuyên mục: tin tức, xã luận, thơ ca… thu hút độc giả, thính giả. Báo được phát hành lúc sáng sớm, giờ nghỉ trưa. Từng biên tập viên được Thư ký tòa soạn - đồng chí Hồ Tùng Mậu - phân công, chuẩn bị sẵn nội dung bài báo trong đầu, rồi leo lên các ô cửa sổ phòng giam, từng người đọc bài của mình cho bạn tù ở các phòng nghe.
Báo không được viết ra giấy vì một mặt không có giấy và bút mực, mặt khác nếu bị phát hiện thì rất nguy hiểm. Các tin, bài của báo rất hấp dẫn, thu hút được đông đảo mọi người lắng nghe, rồi đàm luận. Có hôm báo phát hành muộn, bạn tù gọi to: “Đến giờ rồi, mần đi các ký giả ơi”.
Tờ “Báo miệng” không tên của đồng chí Hồ Tùng Mậu có nét độc đáo riêng, để lại ấn tượng đặc biệt cho đến ngày nay.
Không chỉ làm “Báo miệng”, đồng chí Hồ Tùng Mậu còn là một nhà văn. Trong  bốn bức tường giam của Nhà lao Vinh, đồng chí đã sáng tác “Tiểu thuyết miệng” có tên là “Giọt máu hồng” ca ngợi lòng thủy chung với Đảng, với cách mạng của các chiến sỹ cộng sản khi sa vào tay giặc. Tác phẩm “Giọt máu hồng” còn được đồng chí Hồ Tùng Mậu chuyển thể thành kịch nói, ông vừa là tác giả, vừa là đạo diễn đồng thời là diễn viên chính trong vở kịch. Cuốn “Tiểu thuyết miệng” đã giúp anh chị em tù nhân tăng thêm ý chí chiến đấu, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Tờ“Báo miệng” và cuốn “Tiểu thuyết miệng” của đồng chí Hồ Tùng Mậu đã góp phần động viên tinh thần lạc quan cách mạng trong bạn tù, sống có bản lĩnh, không quản khó khăn gian khổ, vượt lên hoàn cảnh tù đày, tin tưởng vào Đảng, vào sự thành công của cách mạng.
Nguyễn Anh Tuấn tổng hợp và biên soạn
* Tài liệu tham khảo: Sách “Hồ Tùng Mậu tiểu sử”, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2016.
                                                      
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Người nhạc sỹ và bức ảnh năm xưa

Trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” đã được khai mạc vào ngày mùng 5/10/2018 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trong nhiều bức ảnh lịch sử của ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), khách tham quan rất...

Trường học chốn lao tù - Nơi tôi luyện ý chí người cộng sản quê hương Thanh Trì

Được mệnh danh là “Địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội” - Nhà lao Hỏa Lò, nơi cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã cùng các đồng đội của mình trải qua những tháng ngày tù ngục gian khổ. Nhưng cũng chính từ...

Cố Tổng bí thư Đỗ Mười với “Trường học cách mạng” Hỏa Lò

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp, trải qua những ngày tháng tột cùng khổ cực nơi “địa ngục trần gian Hỏa Lò”; những khó khăn, gian khổ trường kỳ chiến đấu giành độc lập cho dân tộc hay khi đảm nhận...