Hậu phương vững chắc của Tổng Bí thư Trường Chinh (phần 1)

3067
November 02, 2017
Cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú của Tổng Bí thư Trường Chinh gắn liền với những chặng đường đấu tranh vô cùng quyết liệt nhưng rất tự hào của nhân dân ta. Tên tuổi và sự nghiệp của ông mãi mãi được ghi vào lịch sử vẻ vang của Đảng và của dân tộc. Phía sau những vinh quang ấy là bà Nguyễn Thị Minh người vợ tần tảo, hết lòng vì chồng, vì con. Bà luôn tâm sự với các con rằng, cả cuộc đời mình, bà hạnh phúc, mãn nguyện vì được làm vợ ông. Bà luôn tin rằng, mối lương duyên của bà với ông là mối lương duyên từ kiếp trước.
Tổng Bí thư Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ra tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, nơi nổi tiếng có nhiều danh nhân văn hóa, nhà yêu nước và cách mạng. Ông nội của Đặng Xuân Khu là Đặng Xuân Bảng, đỗ tiến sĩ thời Tự Đức.
Đồng chí Trường Chinh từng 3 lần đảm trách cương vị Tổng Bí thư của Đảng dưới 3 tên gọi khác nhau: Đảng Cộng sản Đông Dương (1941), Đảng Lao động Việt Nam (1952) và Đảng Cộng sản Việt Nam (1986)
Tổng Bí thư Trường Chinh lập gia đình với bà Nguyễn Thị Minh (sinh năm 1912), người cùng làng Hành Thiện, là con gái nhà họ Nguyễn, một dòng họ lớn trong làng. Bà xuất thân từ một gia đình có gia thế, giàu có, còn ông cũng là con của dòng họ Đặng có uy tín trong vùng. Vào năm bà Minh 5 tuổi, gia đình hai bên đã đính ước, hẹn làm thông gia với nhau. Đến năm ông 22 tuổi còn bà 17 tuổi, hai người chính thức nên vợ nên chồng.
Tuy lấy nhau qua sự sắp đặt của gia đình nhưng bà Nguyễn Thị Minh vẫn luôn tâm sự với các con rằng, cả cuộc đời mình, bà hạnh phúc, mãn nguyện với cuộc hôn nhân đó và bà luôn tin rằng, mối lương duyên của bà với ông là mối lương duyên được xếp đặt từ kiếp trước.
 
 
Lãnh tụ  Nguyễn Ái Quốc nói chuyện với đồng chí Trường Chinh - Quyền Tổng Bí thư
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, tháng 5/1941
 
Năm 1930, ông được chỉ định vào Ban Tuyên truyền cổ động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đến cuối năm ông bị địch bắt. Khi đó bà Nguyễn Thị Minh đang mang thai người con đầu lòng (GS Đặng Xuân Kỳ). Bà là người hết lòng kính trọng cha mẹ, yêu quý chồng, chăm nghề canh cửi. Bà làm tròn trách nhiệm gánh vác công việc của gia đình chồng khi ông đi hoạt động cách mạng, cũng như khi ông bị tù đày trong trại giam của thực dân Pháp.
Khi người con trai đầu lòng mới được mấy tháng tuổi, bà đã đưa con vào Nhà tù Hỏa Lò cho ông xem mặt. Bà đứng ngoài, còn ông đứng trong, chẳng hề nhìn thấy mặt nhau. Muốn để cho ông biết mặt con, bà đã đưa con trai qua cái lỗ châu mai chỉ rộng vài gang tay để cho ông được nhìn thấy mặt con. Lúc đó, tên quan Tây chứng kiến sự việc đã nói với ông rằng: Tao biết mày giỏi giang, thông minh, nhanh nhẹn, mày lại có vợ đẹp, con xinh như thế này, mày đi theo cách mạng làm gì. Mày hãy nghe lời tao, tao sẽ cho mày sang Pháp học, rồi trở về làm việc cho nhà nước bảo hộ. Nghe những lời của tên quan Tây, ông lập tức hét lên: Lý tưởng của tao là đấu tranh chống áp bức, bóc lột, giải phóng dân tộc. Tức giận trước sự phản kháng của ông, tên quan Tây đã dùng cây gậy sắt đánh vào đầu ông tóe máu, khiến ông loạng choạng. Bà Minh chứng kiến cảnh đó ở ngoài cứ khóc mãi vì thương ông.
Vì không chấp nhận khuất phục nên ngay sau đó, thực dân Pháp đã tuyên án ông 12 năm tù khổ sai và đưa lên Nhà tù Sơn La. Khi đó nghĩ tới việc mình sống chết không biết thế nào, ông đã nói với người vợ của mình: "Anh đi đợt này không biết bao giờ về, cũng không biết sống chết ra sao. Em về nhà, cố gắng chăm sóc con và tìm một người đàn ông khác để hai mẹ con nương tựa sau này". Khi nghe chồng nói thế, bà Nguyễn Thị Minh chỉ khóc và nói: "Em quyết một lòng một dạ chờ anh trở về”. Lúc nghe những lời son sắt đó từ người vợ hiền, ông đã xúc động chẳng nói nên lời, ông chỉ biết nắm chặt tay bà và nhìn bà đầy yêu thương và biết ơn.
 
 
Tổng Bí thư Trường Chinh trao đổi với con trai - GS Đặng Xuân Kỳ trong một chuyến đi thực tế
 
Những ngày chồng đi hoạt động cách mạng, bà Nguyễn Thị Minh chỉ biết âm thầm đứng sau, ủng hộ và cầu mong ông bình an. Ngày đó, ở quê nhà Nam Định, bà vẫn có thói quen đứng dệt vải và mong ngóng ông trở về. Mỗi lần nhìn thấy dáng người quen thuộc của chồng thấp thoáng ở đầu ngõ, bà mừng vô cùng khi thấy ông bình an, vô sự. Nhưng mừng đó rồi lại lo, bởi bà hiểu, ngay ngày mai, ông lại tiếp tục ra đi, dấn thân vào những nguy hiểm mà chính bà cũng không thể tưởng tượng nổi.
(còn tiếp) 
Nguyễn Thị Thu Hiền - phòng Nghiên cứu Sưu tầm.
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Người nhạc sỹ và bức ảnh năm xưa

Trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” đã được khai mạc vào ngày mùng 5/10/2018 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trong nhiều bức ảnh lịch sử của ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), khách tham quan rất...

Trường học chốn lao tù - Nơi tôi luyện ý chí người cộng sản quê hương Thanh Trì

Được mệnh danh là “Địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội” - Nhà lao Hỏa Lò, nơi cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã cùng các đồng đội của mình trải qua những tháng ngày tù ngục gian khổ. Nhưng cũng chính từ...

Cố Tổng bí thư Đỗ Mười với “Trường học cách mạng” Hỏa Lò

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp, trải qua những ngày tháng tột cùng khổ cực nơi “địa ngục trần gian Hỏa Lò”; những khó khăn, gian khổ trường kỳ chiến đấu giành độc lập cho dân tộc hay khi đảm nhận...