Hậu phương vững chắc của Tổng Bí thư Trường Chinh (phần 2)

1731
November 08, 2017
Cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú của Tổng Bí thư Trường Chinh gắn liền với những chặng đường đấu tranh vô cùng quyết liệt nhưng rất tự hào của nhân dân ta. Tên tuổi và sự nghiệp của ông mãi mãi được ghi vào lịch sử vẻ vang của Đảng và của dân tộc. Phía sau những vinh quang ấy là bà Nguyễn Thị Minh người vợ tần tảo, hết lòng vì chồng, vì con. Bà luôn tâm sự với các con rằng, cả cuộc đời mình, bà hạnh phúc, mãn nguyện vì được làm vợ ông. Bà luôn tin rằng, mối lương duyên của bà với ông là mối lương duyên từ kiếp trước.
Ở Nhà tù Sơn La những năm đó, Trường Chinh vẫn hăng hái gây dựng phong trào trong tù. Ông trở thành người lãnh đạo của anh em tù nhân tại Nhà tù Sơn La. Chính vì thế mà thực dân Pháp luôn nghi ngờ ông là một trong những người đứng đầu phong trào cách mạng. Tuy vậy năm 1936, trong cao trào dân tộc dân chủ, thực dân Pháp buộc phải thả tù binh. Cho rằng vai trò của ông là quan trọng nên nếu những tù binh khác được bọn chúng đưa xe về đến tận Hòa Bình rồi mới tự đi về, thì riêng cố Tổng Bí thư Trường Chinh, chúng lại bắt ông đi cùng một bè gỗ xuôi sông Đà. 
Thời đó, những xoáy nước trên con sông Đà hung dữ đã đánh chìm biết bao bè gỗ, cướp đi bao mạng người. Chính vì thế, việc bắt ông đi trên bè gỗ để xuôi về Hà Nội là ý đồ thâm độc của thực dân Pháp. Nhưng cuối cùng ông đã trở về bến Long Biên an toàn, rồi tiếp tục xuôi về Nam Định đoàn tụ với gia đình, cha mẹ, vợ con.
Ngày ông bị đi tù khổ sai, cậu con trai đầu lòng mới mấy tháng tuổi, đến ngày ông về, con trai ông đã là 5, 6 tuổi. Lúc bước vào nhà, nhìn thấy có một cậu bé chạy nhảy ngoài sân, ông đã hỏi cha mình: "Thưa thầy, con cái nhà ai đây ạ?". Lúc đó cha ông bật cười, nói: "Con của bay chứ ai!".
Khi kháng chiến toàn quốc nổ ra, các cơ quan đầu não của Chính phủ đều di chuyển lên Việt Bắc. Là thành phần gia đình kháng chiến, nên gia đình Tổng Bí thư Trường Chinh cũng phải sơ tán. Cha mẹ ông được đưa vào vùng tự do ở khu 4, còn vợ ông cùng hai người con được đưa lên Việt Bắc. Những năm tháng sống ở Việt Bắc tuy vất vả, khó khăn nhưng là những năm tháng thật sự hạnh phúc của gia đình ông, bởi lúc đó cả nhà được sống cạnh nhau, được cùng nhau chia sẻ mọi khó khăn, ngọt bùi. 
Biết ông bận rộn lo việc nước, bà đã trở thành hậu phương vững chãi phía sau, chăm sóc con cái chu toàn để chồng có thể yên lòng. Bà sinh người con trai út vào năm 1950 và đặt tên là Việt Bắc để kỉ niệm những năm tháng sống ở chiến khu.
 
 
 Tổng Bí thư Trường Chinh và cháu nội Đặng Xuân Phương hồi nhỏ
 
Sau năm 1954, trở về Hà Nội, gia đình ông bà mới được sống chung trong một mái nhà, được ăn chung mâm cơm. Lúc này, bà thường nấu các món ông ưa thích, rồi còn đi học y tá để về chăm sóc sức khỏe cho ông…
Tổng Bí thư Trường Chinh lúc nào cũng cảm động trước những sự hi sinh và tình cảm mà người vợ đồng cam cộng khổ dành cho mình, vì thế, ông lúc nào cũng dành tình cảm yêu thương, ân cần và hết mực dịu dàng với bà. Vợ chồng ông sống với nhau hạnh phúc đến tận ngày ông ra đi (30/9/1988).
 
 
Ảnh ông chụp cùng đại gia đình trong một dịp sinh nhật
 
Nhiều năm giữ cương vị lãnh đạo đất nước, bận công tác, Tổng Bí thư Trường Chinh ít có dịp về thăm quê. Trong một lần về thăm làng Hành Thiện, ông viết: "Tôi không năng về quê vì bận lo việc chung của cả nước. Tuy vậy, lòng tôi luôn bên cạnh bà con và dõi theo từng bước tiến của quê hương".
Nguyễn Thị Thu Hiền - phòng Nghiên cứu Sưu tầm
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Người nhạc sỹ và bức ảnh năm xưa

Trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” đã được khai mạc vào ngày mùng 5/10/2018 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trong nhiều bức ảnh lịch sử của ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), khách tham quan rất...

Trường học chốn lao tù - Nơi tôi luyện ý chí người cộng sản quê hương Thanh Trì

Được mệnh danh là “Địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội” - Nhà lao Hỏa Lò, nơi cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã cùng các đồng đội của mình trải qua những tháng ngày tù ngục gian khổ. Nhưng cũng chính từ...

Cố Tổng bí thư Đỗ Mười với “Trường học cách mạng” Hỏa Lò

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp, trải qua những ngày tháng tột cùng khổ cực nơi “địa ngục trần gian Hỏa Lò”; những khó khăn, gian khổ trường kỳ chiến đấu giành độc lập cho dân tộc hay khi đảm nhận...