Hiến trọn tuổi xuân cho cách mạng (phần II)

1783
August 14, 2018
Nước mắt Mẹ không còn, vì khóc những đứa con, lần lượt ra đi, đi mãi mãi. Thời gian trôi qua, vết thương trên thịt da đã lành theo năm tháng. Nhưng vết thương lòng, mẹ vẫn còn nặng mang…". Chiến tranh không chỉ lấy đi nước mắt của những người mẹ, người vợ, người con mà để lại vết thương cho cả dân tộc Việt Nam. Những ngày tháng 7 này, mỗi người chúng ta như lắng lại tưởng nhớ tới các anh, những người con ưu tú của dân tộc đã ra đi, để lại sau lưng bao hoài bão ước mơ của tuổi trẻ. Tên tuổi của các anh sẽ mãi còn đó trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, trong bài viết này xin được nhắc đến anh: Đặng Hồng Sơn, một tấm gương về tinh thần lạc quan, sự dũng cảm trước những đòn tra tấn của kẻ thù. Anh đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ với 9 chiếc đinh bị đóng trên khắp cơ thể.
Ngày 20 tháng 7 năm 2018 tại Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã diễn ra khai mạc Trưng bày “Lời tri ân” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh, liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2018), với hơn 250 hình ảnh, tài liệu, hiện vật là dịp để giới thiệu với mọi tầng lớp nhân dân tìm hiểu thêm về những tấm gương kiên trung, bất khuất của các chiến sĩ yêu nước cách mạng Việt Nam. Trong đó có những câu chuyện cảm động về liệt sỹ Đặng Hồng Sơn. Để chuẩn bị cho trưng bày, chúng tôi đã tìm đến gia đình liệt sỹ Đặng Hồng Sơn, tiếp chúng tôi là cô Đặng Minh Thu em gái út trong gia đình, cũng là người thân thiết nhất của liệt sỹ Đặng Hồng Sơn. Vì quá thương nhớ người anh trai của mình bị chết đau đớn do bị tra tấn dã man, nhiều năm nay cô bị mắc bệnh trầm cảm. Cô chia sẻ: “anh Đặng Hồng Sơn hy sinh ngày 20/2/1971 nhưng đến 01/12/1975 gia đình mới biết tin khi nhận được giấy báo tử của anh. Vì quá thương nhớ con, cha của tôi đã suy sụp về mọi mặt và mất năm 1973. Mẹ tôi cũng qua đời ngay sau khi nhận được tin báo tử của con trai, năm 1975. Trước khi mất mẹ tôi đã dặn “Con phải tìm bằng được mộ của anh Sơn dù chân trời góc bể nào … thầy mẹ mới an lòng”.
 
Cô Đặng Minh Thu (em gái liệt sĩ Đặng Hồng Sơn)
 
Cho đến năm 1993, bà đã thực hiện được tâm nguyện của mẹ và đưa được phần mộ của liệt sỹ Đặng Hồng Sơn ra Hà Nội. Khi khai quật phần mộ của anh trai, bà Đặng Thị Minh Thu cùng với gia đình thấu hiểu nỗi đau xé lòng đến tận cùng do bị tra tấn đến hơi thở cuối cùng khi nhìn thấy những chiếc đinh 10, nằm cùng với phần hài cốt của anh trai mình.
 
Bức thư của liệt sỹ Đặng Hồng Sơn vẫn còn đó và lời di nguyện của mẹ vẫn như ngày nào gần 20 năm đã trôi qua
Chiến tranh đã kết thúc gần nửa thế kỷ, nhưng nỗi đau của người ở lại vẫn còn đó không biết bao giờ nguôi. Những chiến sỹ yêu nước cách mạng đã phải chịu bao cực hình trong các nhà tù Hỏa Lò, Côn Đảo, Sơn La, Phú Quốc. Các anh đã sống, chiến đấu, hy sinh quên mình để đất nước được nở hoa. Cảm ơn các anh đã mang lại cuộc sống hòa bình hôm nay. Nhân dịp 27/7/2018 xin gửi tới các anh lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay, những người đang được hưởng trái ngọt mà các anh đã gieo trồng. 
    Nguyễn Thị Thu Hiền - Phòng Nghiên cứu, Sưu tầm.
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Người nhạc sỹ và bức ảnh năm xưa

Trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” đã được khai mạc vào ngày mùng 5/10/2018 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trong nhiều bức ảnh lịch sử của ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), khách tham quan rất...

Trường học chốn lao tù - Nơi tôi luyện ý chí người cộng sản quê hương Thanh Trì

Được mệnh danh là “Địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội” - Nhà lao Hỏa Lò, nơi cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã cùng các đồng đội của mình trải qua những tháng ngày tù ngục gian khổ. Nhưng cũng chính từ...

Cố Tổng bí thư Đỗ Mười với “Trường học cách mạng” Hỏa Lò

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp, trải qua những ngày tháng tột cùng khổ cực nơi “địa ngục trần gian Hỏa Lò”; những khó khăn, gian khổ trường kỳ chiến đấu giành độc lập cho dân tộc hay khi đảm nhận...