Nguyễn Đình Xô – Một trái tim rực lửa (Phần I)

3005
August 21, 2018
Lật lại những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam chúng ta càng thấm sâu những đau thương, mất mát mà cha anh ta phải trải qua. Đã hơn 40 năm kể từ ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, trên mỗi tấc đất, mỗi ngôi nhà vẫn còn đó những nỗi đau mà chiến tranh để lại. Các anh đã hy sinh máu, nước mắt, hạnh phúc riêng tư và cả tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống, cho đất nước được hòa bình, nở hoa. Nhiều người đã phải trải qua những năm tháng tù đày khắc nghiệt, chịu nhiều trận đòn tra tấn cho đến chết. Những chiếc đinh vốn được dùng để đóng vào những vật dụng để dùng thì kẻ địch dùng để tra tấn, không dừng lại ở đó chúng còn đổ nước sôi vào người tù nhân cho đến khi chết. Vâng, xin được nhắc đến Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Đình Xô, là một trong số những nhân vật được lựa chọn giới thiệu trong trưng bày chuyên đề “Lời tri ân”, hiện đang được trưng bày tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò.
 
 
Liệt sỹ Nguyễn Đình Xô
Nguyễn Đình Xô sinh ngày 04/7/1946, xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo tại thôn Hộ Vệ, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trước khi nhập ngũ, đồng chí là một Bí thư Chi đoàn mẫu mực, hăng hái tại địa phương. Năm 1965, cả nước sôi sục khí thế kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, Nguyễn Đình Xô đã hăng hái viết đơn tình nguyện “bằng máu” lên đường nhập ngũ. Ngày 13/9/1965, đồng chí nhập ngũ vào Đoàn 250 (Hiệp Hòa - Hà Bắc). Sau 3 tháng huấn luyện, anh được biên chế về Trung đoàn 88, Sư đoàn 308. Anh vào Nam chiến đấu ngày 31/12/1965, thuộc Đại đội 6, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 88A (nay là Trung đoàn 88, Sư đoàn 302, Quân khu 7).
 
 
Vùng đất Kinh Bắc quê hương của Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Đình Xô
 
Bà Nguyễn Thị Lư, người yêu của liệt sĩ Nguyễn Đình Xô, bồi hồi xúc động kể về thời tuổi trẻ: "Tôi và anh Xô đã hứa hôn với nhau trước khi anh ấy lên đường nhập ngũ. Tình yêu của chúng tôi ngày ấy trong sáng lắm. Anh Xô là Bí thư chi đoàn, còn tôi là đoàn viên. Anh Xô dạy tôi học, hướng dẫn đoàn viên, thanh niên làm bèo hoa dâu, lấy lá cây băm nhỏ làm phân xanh để bón ruộng. Nhờ sự gương mẫu đi đầu của anh Xô mà phong trào thanh niên của thôn luôn dẫn đầu toàn xã. Sau những ngày lao động mệt nhọc, hai đứa thường hẹn hò bên lũy tre làng, nơi bóng trăng lấp loáng mặt hồ, ngồi bên nhau bàn chuyện tương lai. Nhưng rồi chiến tranh… đã không cho chúng tôi được tương phùng".
Không chỉ Nguyễn Đình Xô mà rất nhiều người con yêu tổ quốc đã tình nguyện chiến đấu và hy sinh tuổi trẻ, hoài bão, những ước mơ còn dang dở để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Có người trở về với gia đình, nhưng có những người đã mãi mãi ra đi để lại bao nhớ thương cho những người ở lại. Câu chuyện về Nguyễn Đình Xô sẽ được viết tiếp trong phần II, mời quý vị tiếp tục theo dõi.
 
Nguyễn Thị Thu Hiền - Phòng Nghiên cứu Sưu tầm
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Người nhạc sỹ và bức ảnh năm xưa

Trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” đã được khai mạc vào ngày mùng 5/10/2018 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trong nhiều bức ảnh lịch sử của ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), khách tham quan rất...

Trường học chốn lao tù - Nơi tôi luyện ý chí người cộng sản quê hương Thanh Trì

Được mệnh danh là “Địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội” - Nhà lao Hỏa Lò, nơi cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã cùng các đồng đội của mình trải qua những tháng ngày tù ngục gian khổ. Nhưng cũng chính từ...

Cố Tổng bí thư Đỗ Mười với “Trường học cách mạng” Hỏa Lò

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp, trải qua những ngày tháng tột cùng khổ cực nơi “địa ngục trần gian Hỏa Lò”; những khó khăn, gian khổ trường kỳ chiến đấu giành độc lập cho dân tộc hay khi đảm nhận...