Vì một Việt Nam không còn chiến tranh

1584
August 05, 2019
Sau khi chiến tranh tại Việt Nam kết thúc, hàng chục nghìn người dân vô tội bị chết, hàng trăm nghìn người bị thương do bom mìn, vật nổ chiến tranh để lại. Ảnh hưởng do chiến tranh vẫn hết sức nghiêm trọng. Để giảm thiểu tai nạn bom mìn và đẩy nhanh tiến độ khắc phục, Chính phủ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã hợp tác xử lý bom mìn, vật nổ và tìm kiếm hài cốt người Mỹ mất tích trong chiến tranh, hỗ trợ nạn nhân chất độc màu da cam.
“Thông điệp cho ngày mai” là Phần 3 của trưng bày “Nhật ký hòa bình” đang diễn ra tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Ngay sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã có nhiều phát triển tích cực và thực chất trên mọi lĩnh vực. Điều này góp phần vào sự phát triển của mỗi quốc gia và là điều kiện để khắc phục hậu quả chiến tranh. 
 
 
Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Lê Văn Bàng trình quốc thư lên
Tổng thống Mỹ William J. Clinton tại Nhà Trắng, tháng 5/1997
 
Lễ hồi hương hai hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh 
Việt Nam lần thứ 148 tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng, ngày 02/4/2019
 
Bên cạnh những hình ảnh khắc phục hậu quả chiến tranh, khách tham quan trưng bày còn được nghe những câu chuyện của các cựu binh Mỹ tìm trở lại Việt Nam. Họ là những người cựu chiến binh trực tiếp hoặc không trực tiếp tham chiến, chịu ảnh hưởng hoặc không chịu ảnh hưởng của chất độc da cam. Nhưng tất cả họ đều gặp phải một hội chứng, đó là “Hội chứng Việt Nam”.
Khi được trở lại Việt Nam, được tham gia các hoạt động hàn gắn xoa dịu vết thương cho người dân nơi đây, những vết thương chiến tranh của họ cũng được chữa lành. 
 
 
Cựu chiến binh Mỹ Roy Mike Boehm kéo đàn violon tại Đài tưởng niệm
khu chứng tích Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) để cầu nguyện cho những người dân vô tội bị thảm sát ngày 16/3/1968
 
“ Tôi đến với Việt Nam bằng khói súng và xin được trở lại bằng tiếng đàn. Chỉ mong đó như những lời thống hối, ân hận khôn xiết, mong được tha thứ và gửi niềm hy vọng cầu mong cuộc sống tốt đẹp. 
...Tôi chỉ mong còn nhiều sức khỏe, tiếp tục kêu gọi bạn bè quốc tế đến đây hàn gắn vết thương do chiến tranh để lại. Suốt 26 năm qua, mỗi năm tôi đều có mặt ở đây, chỉ nguyện cầu xoa dịu nỗi đau trên mảnh đất này”- Cựu chiến binh Mỹ Roy Mike Boehm chia sẻ.
Câu chuyện của chính những người đã từng tham chiến là bằng chứng sống động và chân thực nhất cho những gì chiến tranh để lại. “Thông điệp cho ngày mai” chính là “Không bao giờ quá muộn cho hòa bình” mà Ban Quản lý Di tích mong muốn thể hiện qua trưng bày vì hòa bình và khát vọng sống không chỉ là mong ước của nhân dân Việt Nam mà còn là khát vọng của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
 
   Hoàng Thúy Hạnh
Phòng Giáo dục - Truyền thông

Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thăm Di tích Nhà tù Hỏa Lò

Chiều 28/7/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam trong 2 ngày theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang. Chiều cùng ngày,...

Tiếp nối ngọn lửa truyền thống cha ông

Nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020), Ban Giám hiệu trường tiểu học Điện Biên và trường tiểu học Bình Minh đã tổ chức chương trình tham quan,...