Trường học trong lao tù (phần 1)

9497
September 05, 2018
Nhà tù Hỏa Lò - địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội, nơi giam giữ, đày ải hàng ngàn chiến sĩ yêu nước cách mạng. Vượt lên gian khó, họ đã biến nhà tù thành trường học cách mạng - nơi rèn luyện, đào tạo ra lớp lớp cán bộ lãnh đạo xuất sắc cho cách mạng Việt Nam.
1. Sau bức tường đá
Ẩn sau bức tường đá là cuộc sống đối lập hoàn toàn với bên ngoài, điều kiện sống, sinh hoạt bên trong vô cùng khó khăn nhưng chính gông cùm và những trận đòn tra tấn tàn khốc của kẻ thù đã mài sáng thêm ý chí cách mạng của những người cộng sản. Mặc những đau đớn về thể xác, mặc những đọa đày về tinh thần, họ vẫn một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, “biến nhà tù thành trường học” rèn luyện ý chí. Tù nhân đã tận dụng mọi lúc, mọi nơi, những khi rảnh rỗi để tự học tập và tổ chức lớp học nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chính trị cho bản thân và cho đồng đội, đồng chí của mình.
 
 
Biến nhà tù thành trường học cách mạng
 
2. Trường học trong lao tù 
Những năm 1931 - 1945, số lượng các chiến sĩ yêu nước, chiến sĩ cộng sản bị bắt giam tại nhà tù Hỏa Lò liên tục tăng lên, nhiều đồng chí giữ vai trò lãnh đạo trong các chi bộ Đảng bên ngoài như đồng chí: Tống Văn Trân, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Hoàng Quốc Việt, Lương Khánh Thiện, Trịnh Đình Cứu, Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh, Lê Duẩn, Khuất Duy Tiến... đã bị thực dân Pháp bắt giam tại đây. Sống trong cảnh tù đày nghiệt ngã, phải đối mặt với kẻ thù tàn bạo và xảo quyệt, nên các đồng chí đã tập hợp nhau lại dưới danh nghĩa Hội Lao tù đỏ nhằm bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau chống lại chế độ giam cầm hà khắc trong nhà tù. Sau một thời gian hoạt động, khoảng cuối năm 1931 đầu năm 1932, các chiến sĩ cộng sản đã tiến hành thành lập chi bộ Đảng trong nhà tù Hỏa Lò do đồng chí Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt) làm Bí thư đã xác định giáo dục, bồi dưỡng lý luận cho tù nhân là một nhiệm vụ quan trọng. 
Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, nhiều lớp học văn hóa, chính trị được tổ chức ngay trong các phòng giam do các đảng viên cốt cán phụ trách. Các lớp học văn hóa có nhiều trình độ khác nhau: học chữ, học vần, học ngoại ngữ được tổ chức theo nhóm, mỗi nhóm từ 10 - 15 người, học theo phương châm người biết chữ dạy người không biết chữ, người biết nhiều dạy người biết ít. Đồ dùng học tập cũng được tù nhân tự sáng tạo ra như bút viết bằng cành bàng, ngòi bút bằng nụ hoa ăng-ti-gôn, phấn viết là gạch non, than củi... (còn tiếp)
 
 
Bút - Tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò dùng viết trong các buổi học
  
 
Quản bút - Tù chính trị tự làm và sử dụng
 
Bài: Mai Thị Huyền, Phòng Giáo dục - Truyền thông tổng hợp và biên soạn
Ảnh tư liệu: Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò 
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Người nhạc sỹ và bức ảnh năm xưa

Trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” đã được khai mạc vào ngày mùng 5/10/2018 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trong nhiều bức ảnh lịch sử của ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), khách tham quan rất...

Trường học chốn lao tù - Nơi tôi luyện ý chí người cộng sản quê hương Thanh Trì

Được mệnh danh là “Địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội” - Nhà lao Hỏa Lò, nơi cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã cùng các đồng đội của mình trải qua những tháng ngày tù ngục gian khổ. Nhưng cũng chính từ...

Cố Tổng bí thư Đỗ Mười với “Trường học cách mạng” Hỏa Lò

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp, trải qua những ngày tháng tột cùng khổ cực nơi “địa ngục trần gian Hỏa Lò”; những khó khăn, gian khổ trường kỳ chiến đấu giành độc lập cho dân tộc hay khi đảm nhận...