Người tù chính trị năm xưa (phần 2)

2892
September 09, 2017
Phần 2: Người đặt tiền đề cho ngành sản xuất vô tuyến màu tại Việt Nam
 
Với cương vị là Bộ trưởng, đồng chí đã lãnh đạo ngành Cơ khí và luyện kim đạt được nhiều bước tiến quan trọng trong các lĩnh vực điện tử, cơ khí, luyện kim.
 
 
Đồng chí Nguyễn Văn Kha (thứ hai, bên phải) đón tiếp đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất
Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại sân bay Moscow, Liên Xô, năm 1975
 
Điện tử: Trong những năm 1982-1986, tình hình kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn, đồng chí Nguyễn Văn Kha ngày đêm trăn trở để đưa nền kinh tế nước nhà từng bước thoát khỏi khó khăn. Một trong những đóng góp nổi bật của đồng chí là đưa ra chủ trương sản xuất vô tuyến màu thay cho vô tuyến đen trắng thời bấy giờ. Đồng chí đã cử cán bộ sang các nước như Hà Lan, Nhật học hỏi kinh nghiệm sản xuất vô tuyến màu. 
Luyện kim: Trước năm 1978, ngành luyện kim của Việt Nam còn nghèo nàn, hạn chế về số lượng các nhà máy, chỉ có nhà máy thiếc Tĩnh Túc, Cao Bằng. Với lòng yêu nghề và say mê trong công việc, đồng chí Nguyễn Văn Kha đã tìm nhiều giải pháp để đưa ngành luyện kim phát triển lên một tầm cao mới. Năm 1978, Việt Nam tham gia vào Hội đồng các nước xã hội chủ nghĩa, nhờ đó chúng ta đã phát hiện ra trữ lượng thiếc ở Việt Nam ở nhiều tỉnh từ Cao Bằng đến Bình Thuận.
Đồng chí là người đưa ra chủ trương nghiên cứu phát triển công nghệ sắt xốp. Trong thời gian đó, nước ta phải nhập khẩu thép tốn rất nhiều kinh phí. Chủ trương của đồng chí Nguyễn Văn Kha thực hiện có hiệu quả, giảm bớt việc nhập khẩu thép, hạn chế được chi phí cho ngành luyện kim.
Đồng chí chủ trương hợp tác với Ba Lan, Đức là hai nước đi đầu trong lĩnh vực xử lý đất hiếm. Trong đó, Việt Nam có nhiều tiềm năng để khai thác nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của lĩnh vực công nghệ điện tử.
Cơ khí: Thời gian 1981- 1985, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Kha, ngành cơ khí phát triển mạnh mẽ và được coi là một ngành then chốt trong phát triển kinh tế ở Việt Nam. Năm 1985, Bộ trưởng Nguyễn Văn Kha đã chỉ đạo công ty Giang thép Thái Nguyên phải sản xuất 500 tấn thép cán chế tạo chuyên dụng để làm kìm điện xuất khẩu, đây là một trong những lô thép chế tạo đầu tiên của ngành thép nước ta được đưa đi xuất khẩu. Thời kỳ đó, các mặt hàng của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Liên Xô.
 
 
Đồng chí Nguyễn Văn Kha trong lễ trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh tại Hà Nội, năm 1990
 
Với những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đồng chí Nguyễn Văn Kha đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương kháng chiến, Huân chương Hồ Chí Minh…
 
 
Đồng chí Nguyễn Văn Kha (ngồi giữa) cùng gia đình, đồng nghiệp,
cán bộ Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò
 
Tôi không thể quên dáng người gầy và gương mặt hiền từ mỗi khi đến nhà thăm đồng chí Nguyễn Văn Kha. Nằm trên góc phố Hồ Xuân Hương, căn nhà giản dị của vị cựu Bộ trưởng Bộ cơ khí và luyện kim luôn nhắc nhở tôi sự biết ơn. Không chỉ riêng đồng chí Nguyễn Văn Kha mà rất nhiều cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò đã sống, cống hiến hết mình cho lý tưởng cách mạng, không ngừng phấn đấu để xây dựng và phát triển đất nước. 
 
 Nguyễn Thị Thu Hiền, Phòng Nghiên cứu Sưu tầm
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Người nhạc sỹ và bức ảnh năm xưa

Trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” đã được khai mạc vào ngày mùng 5/10/2018 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trong nhiều bức ảnh lịch sử của ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), khách tham quan rất...

Trường học chốn lao tù - Nơi tôi luyện ý chí người cộng sản quê hương Thanh Trì

Được mệnh danh là “Địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội” - Nhà lao Hỏa Lò, nơi cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã cùng các đồng đội của mình trải qua những tháng ngày tù ngục gian khổ. Nhưng cũng chính từ...

Cố Tổng bí thư Đỗ Mười với “Trường học cách mạng” Hỏa Lò

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp, trải qua những ngày tháng tột cùng khổ cực nơi “địa ngục trần gian Hỏa Lò”; những khó khăn, gian khổ trường kỳ chiến đấu giành độc lập cho dân tộc hay khi đảm nhận...