Những con số “trên không” (phần 1)

2431
August 09, 2016
Trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc Việt Nam, hàng trăm phi công Mỹ đã bị lực lượng Phòng không Việt Nam bắn rơi và bắt sống. Tại Hà Nội, Nhà tù Hỏa Lò cùng với 2 địa điểm nữa (Số nhà 17, phố Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm và khu vực Fafilm, số 19, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân) đã được Chính phủ Việt Nam sử dụng để giam giữ tù binh phi công Mỹ. Thời gian đó, phi công Mỹ đã gọi Nhà tù Hỏa Lò bằng những cái tên hài hước: “Khách sạn Hin - tơn, Hà Nội” hoặc “Khách sạn Vỡ tim”.
Năm 1968, Đại úy Trần Trọng Duyệt được cử về làm Chính trị viên, Trại trưởng tù binh phi công Mỹ tại Hỏa Lò - Hà Nội. Ngay từ khi về nhận nhiệm vụ tại đây, ông đã cùng những cán bộ, chiến sỹ quản giáo của trại thực hiện chính sách khoan hồng của Chính phủ Việt Nam đối với tù binh phi công Mỹ. 
 
 
Ông Trần Trọng Duyệt, cựu Trại trưởng Trại giam tù binh Phi công Mỹ ở Hoả Lò
 
Ông Trần Trọng Duyệt cho biết: Tổng cộng cán bộ, chiến sỹ quân đội Việt Nam làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tù binh phi công Mỹ tại trại giam Hỏa Lò có khoảng 60 người. Trong đó:
- Đại úy Trần Trọng Duyệt - Trại trưởng;
- Một tổ quản giáo kiêm phiên dịch (từ 5 đến 7 cán bộ);
- Một tổ bảo vệ chuyên làm nhiệm vụ dẫn giải tù binh đi làm việc và phục vụ sinh hoạt;
- Hai tiểu đội hậu cần - Cấp dưỡng được chia làm 2 bộ phận (một bộ phận phục vụ cán bộ, chiến sỹ quân đội Việt Nam; Một bộ phận phục vụ tù binh Mỹ).
- Một trung đội cảnh vệ gác vòng ngoài (khoảng 20 đến 25 người).
Cũng theo ông Trần Trọng Duyệt, tính tới năm 1968, quân và dân Việt Nam đã bắn rơi 4.181 máy bay Mỹ, bắt sống 472 phi công Mỹ làm tù binh, trong đó có 4 Đại tá, 38 Trung tá, 108 Thiếu tá, 177 Đại úy, còn lại, từ trung úy trở xuống. Số tù binh này được gom lại và được tập trung tại Trại giam tù binh phi công Mỹ ở Hỏa Lò, Hà Nội.
 
 
Các tù binh phi công Mỹ nghe Trại trưởng nói chuyện trước khi được trao trả 
 
Nguyễn Khánh Hồng tổng hợp và biên soạn
 
Tài liệu tham khảo:
1.Sách: Tù binh phi công Mỹ ở Việt Nam, chuyện bây giờ mới kể, Đặng Vương Hưng, NXb CAND, 2015.
2. Tài liệu của Đại tá Trần Trọng Duyệt - Nguyên Trại trưởng Trại giam tù binh phi công Mỹ Hỏa Lò, Hà Nội.
3. Tài liệu lưu trữ tại Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò.
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Người nhạc sỹ và bức ảnh năm xưa

Trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” đã được khai mạc vào ngày mùng 5/10/2018 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trong nhiều bức ảnh lịch sử của ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), khách tham quan rất...

Trường học chốn lao tù - Nơi tôi luyện ý chí người cộng sản quê hương Thanh Trì

Được mệnh danh là “Địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội” - Nhà lao Hỏa Lò, nơi cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã cùng các đồng đội của mình trải qua những tháng ngày tù ngục gian khổ. Nhưng cũng chính từ...

Cố Tổng bí thư Đỗ Mười với “Trường học cách mạng” Hỏa Lò

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp, trải qua những ngày tháng tột cùng khổ cực nơi “địa ngục trần gian Hỏa Lò”; những khó khăn, gian khổ trường kỳ chiến đấu giành độc lập cho dân tộc hay khi đảm nhận...