Người bạn “tri kỷ” của các thế hệ tù chính trị Hỏa Lò (phần cuối)

1905
December 26, 2016
Cây bàng không chỉ là biểu tượng cho tinh thần mà còn là vật chất, dược liệu quý, hiếm mang lại sự sống cho nhiều tù nhân. Hiểu rõ được ý nghĩa, giá trị lịch sử của cây bàng đã giúp người tù vơi đi sự hà khắc, tăm tối chốn lao tù, trở thành người bạn “tri kỷ” theo cùng năm tháng với người tù như thế nào, Ban Lãnh đạo và cán bộ viên chức Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã sáng tạo và biến ý tưởng từ các bộ phận của cây bàng làm ra những sản phẩm lưu niệm như một “đặc trưng” của Di tích.
 
 
 
 
Sản phẩm lưu niệm làm từ lá bàng, quả bàng
 
 
Những tâm sự của đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu về cây bàng, trong bài viết “Cây bàng hiệp sỹ” của đồng chí Nguyễn Đình Cần, cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò bị thực dân Pháp bắt, giam giai đoạn 1946 - 1954, một lần nữa đã khẳng định giá trị to lớn của những cây bàng trong Nhà tù Hỏa Lò: 
 
 
Đồng chí Nguyễn Đình Cần, tù chính trị Nhà tù Hỏa 
giai đoạn 1946 - 1954
 
“Thế hệ chúng ta và lớp cán bộ cách mạng tiền bối đi trước đều có chung lòng tự hào. Phải nói rằng, anh em mình phần lớn đều trưởng thành từ nông dân, công nhân, không được học hành đến nơi đến chốn, không được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp… Nhưng qua thực tế đấu tranh cách mạng, anh em mình đều phát huy được kinh nghiệm, tính sáng tạo, thông minh của con người Việt Nam để vận dụng, đấu tranh với kẻ thù. Tôi nói ngay như cây bàng của các đồng chí. Nó là một loại cây rất bình dị, có mặt ở hầu khắp các làng quê của chúng ta. Đặc điểm của cây bàng là tán rộng, chiều cao vừa phải, nên những dịp hè oi bức, gốc bàng trở thành nơi nghỉ ngơi, tránh nắng của người nông dân. Đối với mọi người, thì tác dụng của cây bàng chỉ đến thế. Nhưng trong nhà lao giam cầm các đồng chí, nó không chỉ có tác dụng che nắng, là điểm hẹn để phổ biến các chủ trương đấu tranh trong nhà tù, mà lá bàng còn biến thành một dược liệu quý để chữa bệnh, tự bảo vệ mình, vì anh em mình khi ốm đau làm gì có thuốc để uống! Sự sáng tạo đó của anh em mình thật vĩ đại… ở đây nó không chỉ thể hiện trí thông minh, sự am hiểu về dược lý; mà còn thể hiện một chân lý, đó là nếu biết vận dụng vào hoàn cảnh thì có thể làm được mọi việc. Ghê gớm thật, chứ không phải như sau này, chúng ta có những đại đội, tiểu đoàn, sư đoàn, quân đoàn… với lực lượng hùng mạnh như thế thì khi đánh địch là có khác. Còn ở trong tù, nó có cả bộ máy và công cụ đàn áp, mình chỉ có niềm tin, ý chí, nghĩa khí, nhưng cũng nhờ nghĩa khí ấy mà kẻ thù run sợ. 
 
 
Cây bàng, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu cùng lãnh đạo Thành ủy Hà Nội 
và các đồng chí lão thành cách mạng trồng ngày 20/1/2001
 
Nhân đây tôi cũng phải cảm ơn các đồng chí đã bố trí cho tôi được trồng lại cây bàng, thay thế cây bàng đã chết tại sân trại giam nữ. Tôi được biết cây bàng này được nhân giống từ cây bàng duy nhất còn lại, nó có ý nghĩa trong hệ thống di tích nhà tù Hỏa Lò”. 
 
Trích dẫn: Lại Thị Minh Thu, phòng Nghiên cứu - Sưu tầm
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Người nhạc sỹ và bức ảnh năm xưa

Trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” đã được khai mạc vào ngày mùng 5/10/2018 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trong nhiều bức ảnh lịch sử của ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), khách tham quan rất...

Trường học chốn lao tù - Nơi tôi luyện ý chí người cộng sản quê hương Thanh Trì

Được mệnh danh là “Địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội” - Nhà lao Hỏa Lò, nơi cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã cùng các đồng đội của mình trải qua những tháng ngày tù ngục gian khổ. Nhưng cũng chính từ...

Cố Tổng bí thư Đỗ Mười với “Trường học cách mạng” Hỏa Lò

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp, trải qua những ngày tháng tột cùng khổ cực nơi “địa ngục trần gian Hỏa Lò”; những khó khăn, gian khổ trường kỳ chiến đấu giành độc lập cho dân tộc hay khi đảm nhận...