Người con xứ Lạng với Thủ đô Hà Nội (phần 1)

2000
September 18, 2016
Là một người con của dân tộc Tày, sinh tại bản Phạc Lạn, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã có một thời gian dài sống, làm việc và rồi hi sinh trên mảnh đất Thủ đô Hà Nội. Trong 6 năm ấy (1939 - 1944), người Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ trẻ tuổi đã có những cống hiến to lớn cho cách mạng Việt Nam.
 
Mùa thu năm 1938, đồng chí Hoàng Văn Thụ được đồng chí Lê Hồng Phong giao nhiệm vụ về Hà Nội để truyền đạt chủ trương thành lập Mặt trận Dân chủ chống phát xít ở Đông Dương cho Xứ ủy Bắc Kỳ. Những cơ sở đầu tiên đón tiếp và che giấu đồng chí tại Thủ đô là: Cửa hàng câu đối, trướng Tùng Lâm, số 11 phố Hàng Giấy; Hiệu cắt tóc Nguyễn Bá Song, số 1 phố Hàng Mành. Sau đó, đồng chí được cử ra Hòn Gai, Uông Bí để củng cố cơ sở Đảng. Năm 1939, thực dân Pháp khủng bố gắt gao, Đảng Cộng sản Đông Dương chuẩn bị rút vào hoạt động bí mật, đồng chí Hoàng Văn Thụ lại được Trung ương Đảng điều về Hà Nội.
Ngày 8/9/1939, Hội nghị Xứ uỷ mở rộng họp tại Vạn Phúc (Hà Nội), đồng chí Hoàng Văn Thụ được bầu làm Bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ và còn được giao trực tiếp phụ trách Thành ủy Hà Nội. Với kinh nghiệm hoạt động bí mật ở nhiều nơi, đồng chí tranh thủ thời cơ gần gũi quần chúng để xây dựng cơ sở, hướng dẫn cán bộ công tác hoạt động bí mật, đồng chí luôn nhắc nhở mọi người: “Trong hoàn cảnh công tác bí mật, quân thù còn mạnh và đông gấp bội, một vài khẩu súng thì có nghĩa lý gì? Cốt nhất là đồng bào quần chúng bảo vệ mình”.
 
 
Di tích Đình làng Vạn Phúc, Hà Nội, thời kỳ 1939 - 1945
 
Trong những năm 1939 - 1943, các cơ sở như: Số 1 phố Hàng Mành, số 11 phố Hàng Giấy, số 41 phố Bùi Thị Xuân, số 22 Chợ Hôm, số 62 phố Yên Phụ, hay làng Đại Mỗ, Tây Mỗ, Vạn Phúc, La Khê, La Cả, Phú Thượng, Thượng Cát… thuộc địa bàn Hà Nội là nơi che chở, nuôi giấu đồng chí hoặc nơi đồng chí thường lui tới làm việc. 
Đồng chí Hoàng Văn Thụ luôn quan tâm, căn dặn các đồng chí trong Xứ ủy: “Bất kể tình huống nào, cũng phải đặc biệt chú ý đến Hà Nội”. Trong thời gian này, Ban lãnh đạo Đảng bộ Thành phố liên tiếp bị địch phá vỡ, các đồng chí lãnh đạo lần lượt bị bắt giam. Đồng chí Hoàng Văn Thụ đã nhiều lần trực tiếp chỉ đạo việc khôi phục lại cơ quan Thành ủy, giữ vững những cơ sở còn lại và củng cố các tổ chức quần chúng tại Hà Nội.
 
Lại Thị Minh Thu, phòng Nghiên cứu Sưu tầm 
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Người nhạc sỹ và bức ảnh năm xưa

Trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” đã được khai mạc vào ngày mùng 5/10/2018 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trong nhiều bức ảnh lịch sử của ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), khách tham quan rất...

Trường học chốn lao tù - Nơi tôi luyện ý chí người cộng sản quê hương Thanh Trì

Được mệnh danh là “Địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội” - Nhà lao Hỏa Lò, nơi cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã cùng các đồng đội của mình trải qua những tháng ngày tù ngục gian khổ. Nhưng cũng chính từ...

Cố Tổng bí thư Đỗ Mười với “Trường học cách mạng” Hỏa Lò

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp, trải qua những ngày tháng tột cùng khổ cực nơi “địa ngục trần gian Hỏa Lò”; những khó khăn, gian khổ trường kỳ chiến đấu giành độc lập cho dân tộc hay khi đảm nhận...