Mũ rơm Việt Nam và bom Mỹ
Năm 1964, Mỹ tiến hành đánh phá miền Bắc. Những người từng sống và lớn lên trong thời kỳ đó, hẳn ai cũng nhớ hình ảnh chiếc mũ rơm trên đầu các em học sinh khi cắp sách đến trường dưới làn bom đạn.
Mũ rơm được làm đơn giản từ những sợi rơm, uốn theo hình nón, có nhiều cỡ cho từng lứa tuổi. Mũ giúp người đội hạn chế sự sát thương của bom bi. Ngoài mũ rơm, những em học sinh thời chiến còn được cha, mẹ trang bị cho những nùn rơm nhỏ, đeo sau lưng giống như cái khiên… Những sợi rơm vàng thân thuộc đó đã trở thành hành trang cùng các em tới trường.
Chiếc mũ rơm dày, nặng và túi thuốc cá nhân trên vai mỗi học sinh khi đến trường vào những năm chiến tranh đã trở thành quen thuộc, đã tạo nên những cảm xúc cho những nhà thơ để viết nên những vần thơ đẹp. Nhưng trên hết, hình ảnh những trẻ em đầu đội mũ rơm đến trường đã cho thấy: Các em đã được chuẩn bị tâm thế để “sống chung với bom đạn chiến tranh”, biết tự phòng, chống để tự cứu mình.
Hãy đến với trưng bày “Chắp cánh ước mơ” tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò, để một lần nữa sống lại ký ức về những lớp học dưới đạn bom của các em nhỏ thời chiến
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thăm Di tích Nhà tù Hỏa Lò
Chiều 28/7/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam trong 2 ngày theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang. Chiều cùng ngày,...