Nhà B (tầng 1)
Phụ Khánh nguyên là hai thôn Nguyên Khánh và Nam Phụ hợp nhất và đến thế kỷ XIX, làng Phụ Khánh là nơi duy nhất ở kinh thành Thăng Long có nghề thủ công truyền thống chuyên làm các đồ gia dụng như: siêu, ấm, bếp lò bằng đất nung nên còn có tên nôm na là làng Hỏa Lò.
Những sản phẩm thủ công này của làng Phụ Khánh không chỉ được người dân ở kinh thành Thăng Long ưa chuộng, mà nhiều tỉnh, thành cũng biết đến. Nhờ có nghề thủ công truyền thống "Hỏa Lò" mà đời sống của nhân dân nơi đây cũng sung túc.
Khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội, chúng đã cho di chuyển toàn bộ dân làng cùng những ngôi đình, chùa cổ kính của làng Phụ Khánh đi nơi khác, như chùa Chân Tiên, đình Phụ Khánh dời xuống cuối phố Bà Triệu ngày nay, còn các chùa Bích Thư, Bích Họa thì bị phá hủy hoàn toàn. Thực dân Pháp đã lấy toàn bộ đất làng xây dựng nhà tù, Tòa án và Sở Mật thám, tạo thành một hệ thống chuyên chế liên hoàn phục vụ đắc lực cho việc cai trị và đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trại giam D
Trại D - một trong những trại giam lớn nhất Nhà tù Hỏa Lò, nơi thực dân Pháp giam tù nhân Nam. Thời kỳ 1930 - 1945, trại có tên là Davision Politique.