“Nội tướng” sắt son của Đại tướng Văn Tiến Dũng

24993
March 02, 2018
Đại tướng Văn Tiến Dũng là vị tướng trận tài ba, thao lược xuất chúng của Quân đội ta. Ông chính là người xây dựng tấm bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh mà sau này được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Quanh cuộc đời chinh chiến của Đại tướng có nhiều câu chuyện vẫn được đồng chí, đồng đội và thế hệ hậu bối lưu truyền, ghi tạc. Trong đó lấp lánh câu chuyện về vị “tướng bà” của Đại tướng đằng sau những vinh quang của cuộc đời. 
 
Người mà tôi muốn nhắc đến đó là phu nhân Đại tướng Văn Tiến Dũng bà Nguyễn Thị Kỳ (còn có tên là Cái Thị Tám) sinh năm 1922. Cha mẹ mất sớm, bà Kỳ là chị cả nên sớm phải chăm lo cho đàn em nhỏ trong một gia đình có 9 người con. Năm 17 tuổi, bà thoát ly theo cách mạng đem theo người em út tên là Nguyễn Thị Chung. Năm 1942, bà Kỳ gặp nhà cách mạng trẻ tuổi Văn Tiến Dũng (bí danh Lê Hoài), thời điểm đó, ông giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, sau đó là Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ. 
 
 
Vợ chồng đại tướng Văn Tiến Dũng - Nguyễn Thị Kỳ thời trẻ
 
Theo nhận xét của bạn bè đồng trang lứa, Nguyễn Thị Kỳ là một cô gái sôi nổi, ưa hoạt động, còn nhà cách mạng trẻ tuổi Văn Tiến Dũng lại là một người thâm trầm, nghiêm cẩn nhưng cũng rất hào hoa, thanh lịch đúng chất thanh niên Hà Nội. Có lẽ những tính cách đó bổ khuyết cho nhau nên tình yêu giữa hai người nảy nở một cách tự nhiên. Thêm vào đó, hoàn cảnh chung của hai người lúc này đều đã mất cha, mất mẹ nên sự đồng cảm càng nhân lên gấp bội.
 
 
Đại tướng Văn Tiến Dũng cùng phu nhân trong chuyến công tác tại Bắc Kinh
 
Cô Văn Việt Hoa, con gái út của Đại tướng Văn Tiến Dũng, bộc bạch về cuộc tình của cha mẹ mình cho chúng tôi: “Ba mẹ tôi đến với nhau bằng tình yêu, một tình yêu trọn vẹn, không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đến những năm sau này, chúng tôi càng cảm nhận rõ ràng điều đó. Chưa một lần con cái chứng kiến cha mẹ nóng giận, căng thẳng với nhau. Cho đến cuối đời, ông vẫn gọi bà là “em Tám”, bà gọi ông là “anh Hoài”. Tình cảm khăng khít gắn bó như không thể tách rời”. 
 
 
Gia đình Đại tướng Văn Tiến Dũng chụp ảnh kỷ niệm cùng
vợ chồng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô, tại số 26 phố Hoàng Diệu
 
Cô Văn Tuyết Mai con gái đầu của Đại tướng còn cho chúng tôi biết thêm: “Có lần mẹ tôi cùng bố sang thăm Liên Xô theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ngoài những món quà do bộ phận lễ tân đảm nhiệm, mẹ tôi còn tự tay chuẩn bị một số món quà riêng tặng cho phu nhân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Nghe bố tôi kể lại, bà ấy rất hài lòng về món quà mẹ tôi tặng”… còn nhiều câu chuyện cảm động khác.
Đằng sau thành công của người đàn ông là người phụ nữ luôn hết mình vì chồng, vì con. Bà luôn tự vươn lên, tự học, tự rèn luyện: Học chữ, làm giao liên, học đối nhân xử thế… và học cả cách làm phu nhân một chính khách cấp cao. Để rồi trên mỗi chặng đường ông đi, trong mỗi thành công ông có được, đều có sự dõi theo và hy sinh thầm lặng của bà.
 
Nguyễn Thị Thu Hiền - Phòng Nghiên cứu Sưu tầm
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Người nhạc sỹ và bức ảnh năm xưa

Trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” đã được khai mạc vào ngày mùng 5/10/2018 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trong nhiều bức ảnh lịch sử của ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), khách tham quan rất...

Trường học chốn lao tù - Nơi tôi luyện ý chí người cộng sản quê hương Thanh Trì

Được mệnh danh là “Địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội” - Nhà lao Hỏa Lò, nơi cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã cùng các đồng đội của mình trải qua những tháng ngày tù ngục gian khổ. Nhưng cũng chính từ...

Cố Tổng bí thư Đỗ Mười với “Trường học cách mạng” Hỏa Lò

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp, trải qua những ngày tháng tột cùng khổ cực nơi “địa ngục trần gian Hỏa Lò”; những khó khăn, gian khổ trường kỳ chiến đấu giành độc lập cho dân tộc hay khi đảm nhận...