[Bộ máy cai quản tù nhân (giai đoạn 1899 - 1926)]

69
March 26, 2025
[Bộ máy cai quản tù nhân (giai đoạn 1899 - 1926)]
Cùng với việc khẩn trương hoàn thiện các hạng mục công trình để đưa Nhà tù Trung ương Hà Nội (Nhà tù Hỏa Lò) vào sử dụng, thực dân Pháp nhanh chóng ban hành hàng loạt sắc lệnh, nghị định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức cai trị và nội quy nhà tù. Giai đoạn năm 1899 - 1926, nhà tù đặt dưới quyền của một Chủ sự hay Phó Chủ sự của tòa Thống sứ. Bộ máy nhân sự gồm:
- Nhân viên người Âu: Một Chánh giám ngục và 3 Giám ngục (hạng 1, hạng 2, hạng 3).
- Nhân viên người châu Á: Một Giám thị hạng nhất và 3 Giám thị (hạng 2, hạng 3, hạng 4).
Chủ sự hay Phó Chủ sự chịu trách nhiệm về mọi mặt của nhà tù. Tất cả các nhân viên từ người Âu đến người Á đều phải có nguồn gốc từ quân đội.
Do số lượng tù nhân ngày một đông, bộ máy cai quản nhà tù cũng thay đổi về nhân sự.
* Đến tháng 12/1917:
- Giám ngục người Âu: 10 người.
- Giám thị người bản xứ: 12 người.
* Tháng 6/1921:
- Giám ngục người Âu tăng thêm 1 người.
- Giám thị người bản xứ tăng thêm 11 người.
* Đến tháng 6/1926:
Riêng số nhân viên người Âu đã tăng tới 27 người.
Nhìn chung, việc tổ chức bộ máy cai quản ở Nhà tù Hỏa Lò được tổ chức khá chặt chẽ và sớm đi vào ổn định, chỉ có sự gia tăng số lượng nhân viên theo thời gian. Hệ thống quản lý được sắp xếp theo thứ tự quyền hạn từ cao xuống thấp: Chủ sự (thuộc tòa Thống sứ), Giám ngục, Giám thị, cai tù và gác điêng.
Nguồn: Sách “Đấu tranh của các chiến sỹ yêu nước và cách mạng tại Nhà tù Hỏa Lò (1899 - 1954)”, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.32
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cành bàng

Trong điều kiện tù đày khắc nghiệt tại Nhà tù Hỏa Lò, những người tù đã tận dụng cành bàng và các vật liệu đơn sơ để tạo ra đồ dùng phục vụ cuộc sống.

Người nhạc sỹ và bức ảnh năm xưa

Trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” đã được khai mạc vào ngày mùng 5/10/2018 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trong nhiều bức ảnh lịch sử của ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), khách tham quan rất...

Trường học chốn lao tù - Nơi tôi luyện ý chí người cộng sản quê hương Thanh Trì

Được mệnh danh là “Địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội” - Nhà lao Hỏa Lò, nơi cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã cùng các đồng đội của mình trải qua những tháng ngày tù ngục gian khổ. Nhưng cũng chính từ...