Tổng Bí thư Trường Chinh – Nhà lãnh đạo kiệt xuất, một nhân cách lớn của Cách mạng Việt Nam (phần I)

9837
February 10, 2017
Tổng Bí thư Trường Chinh, người cộng sản kiên cường mẫu mực, nhà lãnh đạo kiệt xuất, một nhân cách lớn của Cách mạng Việt Nam, một trong những học trò xuất sắc và cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tấm gương sáng về tính nguyên tắc và tổ chức kỷ luật, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng chí Trường Chinh sinh ra trong một gia đình tri thức yêu nước tại Làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Tròn 20 tuổi, đồng chí gia nhập tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, tham gia cuộc vận động thành lập Đảng và trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 
 
Làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
  quê hương đồng chí Trường Chinh
 
Ngay từ năm 1930, khi bị giam cầm trong các nhà tù thực dân: Hỏa Lò, Sơn La đồng chí Trường Chinh luôn thể hiện bản lĩnh kiên trung, bất khuất trước đòn roi tàn bạo của kẻ thù, biến nhà tù thành trường học lý luận để học tập văn hóa, chính trị, trau dồi lý tưởng cách mạng.
 
 
Đồng chí Trường Chinh trong thời gian bị thực dân Pháp bắt giam,
tháng 11/1930 (Ảnh do mật thám Pháp chụp)
 
Năm 1936, khi được trả tự do (do mặt trận bình dân Pháp thắng lợi nên đồng chí được trả tự do), đồng chí Trường Chinh tiếp tục con đường mà mình đã chọn, bắt liên lạc với tổ chức để tìm đường cứu nước, chống lại ách đô hộ của chế độ thực dân Pháp.
Từ năm 1939, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có những chuyển biến hết sức nhanh chóng, Ban lãnh đạo Đảng chưa lập lại được, đồng chí Trường Chinh đã có công lao to lớn trong việc tổ chức lại Ban Chấp hành Trung ương và được bầu làm Quyền Tổng Bí thư tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11-1940) và sau đó làm Tổng Bí thư tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5-1941).
 
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đồng chí Trường Chinh - Quyền Tổng Bí thư
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, tháng 5/1941
 
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, trên cương vị là Tổng Bí thư, đồng chí Trường Chinh đã cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết lịch sử, hoàn chỉnh chủ trương cách mạng giải phóng dân tộc, phát triển lý luận về cách mạng vô sản ở một nước thuộc địa, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc – giai cấp, dân tộc - quốc tế, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết, đánh dấu sự chuyển hướng chiến lược cơ bản của cách mạng Việt Nam.
Tại Hội nghị mở rộng của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (ngày 9-3-1945), với tư duy khoa học, tầm nhìn chiến lược, nhạy bén, đồng chí Trường Chinh cùng Ban Thường vụ Trung ương đã nhận định, phân tích chính xác tình hình, dự báo đúng diễn biến thời cuộc và ban hành Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, Chỉ thị “Phá kho thóc của Nhật để chia cho dân đói”. Đồng chí đã chỉ đạo thực hiện thành công một chủ trương sáng tạo độc đáo của Đảng ta là tiến hành khởi nghĩa từng phần ở nhiều nơi, thành lập các khu giải phóng, nắm bắt thời cơ, tiến tới Tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám lịch sử.
Khi thực dân Pháp tái xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh đã cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cả nước tiến hành cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính” với niềm tin “kháng chiến nhất định thắng lợi”. Đồng chí đã để lại dấu ấn trong việc thực hiện sách lược “hòa để tiến”, củng cố, bảo vệ và xây dựng nền dân chủ cộng hòa, tạo nên sức mạnh chính trị to lớn, đặc biệt là sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.
 
 
Cuốn sách Kháng chiến nhất định thắng lợi
do Tổng Bí thư Trường Chinh viết, năm 1947
 
Năm 1951, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có những biến chuyển mới có lợi cho cách mạng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh đã cùng Trung ương Đảng chuẩn bị các văn kiện quan trọng có giá trị lý luận, thực tiễn cùng với vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ II của Đảng.
 
 
Tổng Bí thư Trường Chinh đọc báo cáo chính trị
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, năm 1951
 
Thành công của Đại hội đánh dấu bước phát triển vượt bậc và toàn diện về đường lối cách mạng và kháng chiến trong giai đoạn mới. Tại Đại hội này, đồng chí Trường Chinh tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng; cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng bổ sung, hoàn chỉnh lý luận về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, kịp thời giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn, mở ra một thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam.
 
 
Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954
 
Trong thời kỳ đất nước ta thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng chí Trường Chinh đã cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
 
 
Xe tăng quân Giải phóng tiến vào dinh Độc Lập, ngày 30/04/1975
 
(còn tiếp) 
Nguyễn Anh Tuấn tổng hợp và biên soạn
Chia sẻ:
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đồng chí Lê Duẩn và con đường đến với cách mạng (phần 6)

Bằng nhiệt tình cách mạng và khả năng phân tích, nhận định tình hình, đồng chí Lê Duẩn tích cực góp phần làm thất bại hệ tư tưởng tư sản đã lỗi thời của nhóm tù Quốc dân Đảng, khẳng định tính chất...

Đồng chí Lê Duẩn và con đường đến với cách mạng (phần 5)

Tại Nhà lao Hải Phòng, đêm 20/12/1931, đồng chí Lê Duẩn cùng các anh em khác tổ chức cho một đồng chí trốn thoát ra ngoài. Sáng hôm sau, phát hiện có người trốn, bọn cai ngục liền cùm chân tất cả tù...

Đồng chí Lê Duẩn và con đường đến với cách mạng (phần 4)

Từ một thanh niên giàu lòng yêu quê hương, đất nước và mang nặng nỗi đau đồng loại, đồng chí Lê Duẩn đã sớm trở thành một chiến sĩ cộng sản.